0

Những vấn đề khi cơ thể thiếu dopamine | Safe and Sound

Dopamine là một loại hoocmon và chất dẫn truyền thần kinh quan trọng. Nó có nhiều vai trò sinh lý và tâm lý khác nhau, bao gồm: kiểm soát tâm trạng (tạo cảm giác hạnh phúc), điều chỉnh trí nhớ và sự tập trung trong học tập và công việc, điều hòa giấc ngủ... Với vai trò lớn như vậy, thiếu hụt dopamine có thể mang lại nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Vi Nguyễn Duy Minh | Chuyên viên - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Dopamine là gì và vai trò của dopamine?

Dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh và hoocmon quan trọng, được tạo ra trong não từ tyrosine, một amino acid có mặt trong các thực phẩm giàu protein.

Các dòng dopamine truyền tín hiệu đến phần vỏ não trước trán, một khu vực quan trọng ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề, tư duy phức tạp, trí nhớ, trí thông minh và ngôn ngữ. Chúng cũng kết nối với hạch hạnh nhân, có vai trò quan trọng trong việc xử lý cảm xúc và kiểm soát trí nhớ.

Một trong những chức năng quan trọng của dopamine là kích thích các khu vực não liên quan đến cảm giác hạnh phúc và sự phấn khởi. Điều này giải thích tại sao dopamine liên quan mật thiết đến cảm giác hạnh phúc. Vì vậy, tăng nồng độ dopamine trong cơ thể là yếu tố quan trọng để trở nên hạnh phúc hơn.

Ảnh 1: Dopamine ổn định tâm lý, tạo cảm giác hạnh phúc

2. Nguyên nhân thiếu hụt dopamine trong cơ thể

Nhiều bệnh tâm thần gây ra tình trạng thiếu hụt dopamine:

  • Tâm thần phân liệt
  • Rối loạn tâm thần
  • Ảo giác hoặc hoang tưởng
  • Bệnh Parkinson: Bệnh làm thoái hóa các tế bào thần kinh trong một khu vực của não và làm giảm nồng độ dopamine trong khu vực đó.

Việc lạm dụng chất kích thích như ma túy cũng làm giảm nồng độ dopamine trong cơ thể. Sử dụng lặp lại ma túy làm tăng các ngưỡng cần thiết để cảm nhận được dopamine, tức là người đó khó cảm nhận được tác động của dopamine hơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chứng minh rằng lạm dụng ma túy giảm đáng kể số lượng thụ thể dopamine D2 và giảm sự giải phóng dopamine.

Ngoài ra, chế độ ăn nghèo protein, giàu đường và chất bẽo bão hòa cũng làm giảm nồng độ của hoocmon hạnh phúc này. Thiếu protein tức là cơ thể đang thiếu l-tyrosine, thành phần quan trọng để tạo dopamine.

3. Các vấn đề khi cơ thể thiếu “hoocmon hạnh phúc”

Với nhiều vai trò sinh lý và tâm lý, thiếu hụt hoocmon này có thể mang tới các vấn đề sau:

  • Rối loạn chuyển động: Thiếu dopamine có thể gây ra các rối loạn chuyển động như bước đi không ổn định, run chân, cứng cơ và co giật. Một ví dụ điển hình về rối loạn chuyển động do thiếu dopamine là bệnh Parkinson.
  • Rối loạn tâm lý: Thiếu dopamine có thể gây ra các rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu, mất ngủ, khó tập trung và sự thay đổi tâm trạng.
  • Sự suy giảm khả năng hưởng thụ: Thiếu dopamine có thể làm giảm khả năng cảm nhận và trải nghiệm niềm vui, làm cho cuộc sống trở nên vô vị và mất hứng thú, người bệnh khó cảm thấy hạnh phúc.
  • Vấn đề về trí nhớ và tư duy: Thiếu dopamine có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tư duy, sự tập trung và khả năng giải quyết vấn đề.
  • Sự thay đổi hành vi: Thiếu dopamine có thể gây ra các thay đổi trong hành vi như sự mất kiên nhẫn, khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc và kiểm soát hành vi.

Ảnh 2: Thiếu hụt dopamine gây khó kiểm soát hành vi

4. Điều trị thiếu hụt dopamine

Điều trị dopamine phụ thuộc vào nguyên nhân căn bản. Nếu nguyên nhân đến từ bệnh tâm thần như trầm cảm hoặc tâm thần phân liệt, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giảm các triệu chứng. Các loại thuốc như Ropinirole và Pramipexole có khả năng tăng cường mức độ dopamine và thường được sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson. Levodopa thường được chỉ định cho những người được chẩn đoán bị bệnh Parkinson lần đầu.

Nếu thiếu hụt dopamine đến từ nguyên nhân nội sinh, người bệnh có thể cân nhắc:

  • Điều chỉnh chế độ ăn: Hạn chế đồ ăn giàu chất béo và đường, bổ sung thực phẩm giàu protein để tăng l-tyrosine, nguyên liệu tạo thành hoocmon hạnh phúc.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Duy trì một chế độ sống lành mạnh và vận động thể lực thường xuyên, vừa phải để tăng dopamine tự nhiên, tăng cường cảm giác hạnh phúc và tạo tâm lý tích cực.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc tạo ra dopamine hiệu quả, tạo cảm giác hạnh phúc và minh mẫn. Ngược lại, thiếu ngủ cản trở hoạt động này, khiến tâm trạng ủ rõ và mệt mỏi.
: Những vấn đề khi cơ thể thiếu dopamine | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound